Kết cấu khung gỗ, Thi công lớp gỗ nền mái nhà

Thi-cong-go-nen-mai-nha

Kết cấu khung gỗ, Kinh nghiệm thi công lớp gỗ nền mái nhà chuẩn bị lắp ghép, chế tạo, gia công những kinh nghiệm cần phải hiểu khi thi công nội thất

KẾT CẤU KHUNG GỖ TRONG THI CÔNG 

Khung nhà gỗ thi công :

Lựa chọn phối liệu : Gỗ tấm vuông, gỗ mộc dùng để chế tác khung nhà phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng qua sấy phù hợp yêu cầu hàm lượng nước. Nếu gỗ bị cong, khi dùng vào dàn phía dưới, mặt lồi hướng lên;Khi dùng vào dàn phía trên, mặt lồi hướng xuống . Mức độ cong với gỗ vuông <=1/500 toàn bộ chiều dài cấu kiện: Nếu là gỗ tròn <1/200 toàn bộ chiều dài cấu kiện

Gia công chế tạo thi công:

Trước khi chế tác khung nhà, cần phỉa vẽ đủ kích thước, mẫu, chế tạo tấm mẫu. Đường trục các cấu kiện chịu lực tại các đốt cầu gia nhau tại 1 điểm. Độ cao vòng cong có thể lấy khoảng 1/200 khẩu độ. Đường trục hình học của thanh liên kết chịu nén dạng răng cưa cần thẳng góc với mặt chịu nén;Đối với cấu kiện liên kết răng đơn, đường trục phải chạy qua trung tâm của mặt chịu nén. Những nơi gỗ bọ nứt nẻ không nên dùng vào các vị trí chịu cắt. Những đốt và khe dốc của gỗ không được làm mộng. Sắp xếp rãnh răng cưa và bulong nên tránh các mắt gỗ.

Tất cả các vấu và rãnh răng dùng cưa để cưa cắt. Dùng bào và đục để hiệu chỉnh. Mặt kết hợp của mộng và răng cần phẳng và kín, độ lồi lõm <=1mm, đầu nối thanh cong phải đều đặn, vị trí đầu nối của đai dàn trên và đai dàn dưới phải bố trí lệch nhau, đầu nối đai dàn dưới thường ở giữa. Đầu to của gỗ mộc nên đặt về 1 đầu tiếp điểm. Mặt chịu nén của đầu nối thanh chịu nén cần thẳng góc với đường trục của cấu kiện
Khoan lỗ bu lông , đường kính đầu khoan phải lớn hơn đường kính bulong là 0,5-1mm, đầu khoan phải thẳng góc với mặt gỗ. Thanh giằng thép phải thẳng, khi nối dùng 2 sợi hàn ốp, đường kính sợi ốp >=0,75 lần đường kính thanh giằng, bu lông cần mang 2 ecu , độ dài lộ ra của bulông >=0,8 lần đường kính bulông

Lắp ghép thi công gỗ  :

Khi ghép chung nhà ở 2 đầu và ở giữa cần đặt đệm gỗ, ở giữa cần uốn cong. Khi ghép trước tiên lắp đai dàn dưới và nối tiếp điểm. rồi mới đồng thời lắp 2 thanh đai dàn trên, đem thanh đứng lắp lồng vào, níu căng sơ bộ, sau đó mới lắp từng thanh nghiêng, Mộng và rãnh răng khít, cuối cùng tạo điểm đốt đầu lắp bulông kéo căng

Chuẩn bị lắp ráp gỗ thi công:

Trước khi lắp ráp cần phải kiểm tra các cấu kiện và tiếp điểm của khung nhà, nếu có thiếu sót phải hiệu chỉnh và căng cao các bulông còn lỏng lẻo. Tại các điểm chống đỡ của khung phải đặt đệm gỗ và quét đầu phòng mục. Phải hiệu chỉnh cốt cao, đồng thời vạch đường trung tâm trên đệm gỗ và mặt đầu hạ huyền của khung và khoan lỗ tọa đầu đốt của khung, dùng bulông neo chặt. Với khung nhà có khảu độ lớn, ở 2 sườn cần dùng thanh ốp để gia cố, đề phòng bị soắn

Phương pháp lắp ráp:

Sau khi cẩu dựng bộ khung đầu tiên,cần nhanh chóng ngắm trúng, chỉnh bằng , thẳng góc và dùng vỉ trống tạm hoặc chão kéo cố định. Sauk hi cẩu bộ khung thứ 2 cần lập tức lắp ráp vì chống thẳng góc giữa các khung và thang kéo ngang và giữa các khung phỉa đóng ít nhất 3 đòn tay. Vì chống và khung nhà cần dùng bulông liên kết, không được dùng đinh. Sauk hi lắp ráp toàn bộ xong, thì tất cả ecu trên bulông ở đầu khung nhà đều phải xiết chặt.

CÔNG NGHỆ THI CÔNG LỚP GỖ NỀN MÁI NHÀ

Lắp đòn tay :

Căn cứ khoảng cách đòn tay lấy dấu trên đai dàn trên của khung nhà để đóng bệ đỡ đòn tay. Độ cao bằng 2/3 độ cao của đòn tay , chiều dài >=150mm rồi dùng đinh đóng cố định lại. Đóng đinh được bắt đầu từ gờ vành, tiến hành song song tới đỉnh mái. Nếu gặp chỗ cong, thi flung cung hướng lên. Dầm nối của gối đỡ đòn tay nên đặt phía trên đai dàn trên và gối vào nhau. Độ dài gối không được nhỏ hơn, đầu bé tiếp nối nhau. Các đòn tay phải dựa sát vào bệ đỡ và dùng đinh cố định với đai dàn trên.

Bề mặt trên của đòn tay phải cùng một mặt phẳng

Cố định thanh rui : Tiết diện thanh rui thường là 40X60mm, khoảng cách 400mm, độ dài tối thiểu gấp 3 lần khoảng cách. Đóng đinh nên đóng từ 1 đầu đặt rui vuông gốc, đinh đóng phải bằng, không được vênh
Đầu nối cần ở trên đòn tay và bố trí so le, dùng đinh cố định, độ dài gối nối thường khoảng 80mm, không được dùng hình thức đầu gối nối xiên. Sau khi đóng đinh rui xong, yêu cầu mặt đóc phải phẳng, vành gờ phải cắt đều. tại đỉnh mái cần dùng bulông liên kết cố định.

Phủ đinh tấm mái : Tấm mái thường dày 15-20mm ( loại có rui 6-10mm) chiều rộng thường <=150mm. Phủ đỉnh từ trung tâm nhà sang 2 bên, cũng có thể từ đầu này sang đầu kia. Tại 2 bên nóc nhà phủ đinh đối xứng và đóng kín từng đoạn. Tấm mái cần vuông góc với đòn tay. Đầu nối nên đặt trên đòn tay, dùng 2 chiếc đinh đóng chặt, các đoạn nối cần bố trí sole, độ dài mỗi đoạn <=1,5m Phủ đinh tấm má yêu cầu mặt tấm phải phẳng, đều đặn, tại nóc và cửa hiên phải lấy đấu để cưa bằng

Trong thi công xây dựng Phủ đinh thanh nén và thanh treo ngói : Trên mặt tấm mái phủ vật liệu cuốn, phủ song song từ dưới lên nóc, độ chờm trên dưới phải trái >==70mm. Chỗ đầu nối dùng đinh cố định, tại nóc nhà và chỗ góc lồi, lõm cần phủ 1 lớp giấy dầu. Trên lớp giấy dầu phủ đinh thanh nén. Tiết diện thanh treo ngói thương là 20x25mm hoặc 30x30mm. Độ dài >=3 lần khoảng cách thanh rui, phải phẳng , khoảng cách tùy thuộc chiều dài nghiêng của mái và độ dài của ngói để xác định ( thường khoảng 330mm)

Thanh treo ngói lên lấy dấu và đóng định trên thanh nén. Đầu nối thanh treo ngói phải chỉnh chính xác và trên thanh nén, phía ngoài cần đóng 1 hàng gỗ nghiêng 40x60mm đề phòng đầu ngói bị xệ xuống, duy trì góc thống nhất với viên ngói khác. Yêu cầu đóng đinh thanh treo ngói phải bằng phẳng. Chắc chắn, thanh treo ngói trên cùng 1 hàng phải thẳng, đầu cưa bằng

Lắp bằng rìa mái : Bằng rìa mái đầu hồi cần dùng gỗ tấm phẳng, để tránh biến dạng ở phía mặt lưng có thể tạo 2 đường rãnh, chiều rộng rãnh là 8-10mm. Độ sâu bằng 1/3 độ dày của băng
Băng rìa mái dùng đinh đóng ở phía ngoài đòn tay. Băng rìa ngoài yêu cầu bằng phẳng, độ dốc phải thống nhất độ dốc của mái nhà.

CÔNG NGHỆ THI CÔNG TRẦN NHÀ GỖ THANH, GỖ TẤM

Phủ đinh trần gỗ Thanh :

Tiết diện xà gỗ trần nhà thường là gỗ vuông 40x80mm. Khoảng cách 900-1200mm hoặc gỗ tròn phi 80mm. Khoảng cách 1200mm . Xà gỗ cần vuông góc với tấm khe bê tông cốt thép đúc sẵn. Khi là khung nhà gỗ phải vuông góc với khung nhà được treo trên đai dàn dưới của khung nhà, thanh treo nên dùng thép tròn, cũng có thể dùng gỗ, khoảng cách <=900mm, độ dài gác vào tường>=110mm. Phần gác cần quét dầu phòng mục

Cốt thép ở đỉnh vuông góc với xà gỗ, khoảng cách 400mm. Tiết diện khi khoảng cách xà gỗ trong phạm vi 1500mm , dùng 40X40mm . Khi khoảng cách xà gỗ 1500-2000mm, dùng 40X60mm. Đầu nối của cốt thép đỉnh nên đặt vào giữa xà gỗ, đầu nối lân cận của cốt thép đỉnh cần bố trí so le . Men theo cốt thép đỉnh của tường có thể chôn sẵn các viên gạch gỗ phòng mục. Thanh treo của lớp gỗ nền mái nhà, dùng gỗ vuông tiết diện 40X40mm, 1 đầu đóng vào đòn tay, còn đầu kia đóng vào xà gỗ, khoảng cách 1000-1500mm, tại mỗi tiếp điểm đóng 2 đinh. Cốt thép treo ở dưới tấm bê tông cốt thép đúc sẵn có thể dùng dây thép mạ kẽm phi 4mm. Được chôn sẵn trong tấm khe theo khoảng cách của xà gỗ. Khoảng cách 1000-1500mm . Khi lắp xà gỗ đem buộc ghì chặt

Trong thi công , cải tạo công trình xây dựng Quy cách gỗ thanh thường là 6X38 hoặc 8X35mm dài 1200mm, đầu nối nên bố trí so le theo phân đoạn, mỗi phân đoạn <=500mm. Đường nằm ngang của chu vi trần nhà cần cùng cốt cao, độ chênh cao của nó và trong mặt tấm <=+-5mm, ở giữa cong, độ cao cong khoảng 1/200 khẩu độ gian nhà.

Phủ đinh trần gỗ :

Cao khung trần gỗ tấm cần bố trí theo hình ô vuông, khoảng cách phải phù hợp kích thước tấm, thường là 400-600mm, chiều rộng <=150mm. Các mối tiếp xúc giữa các tấm có thể dùng các thanh nhỏ phủ. Tại khe nối các tấm gỗ hoa có thể đặt các vòng đệm mạ kẽm để đệm. Khoảng cách đinh đóng <=300mm. Khe nối 3-7mm là thích hợp. Yêu cầu phủ đinh trần gỗ tấm phải chắc, phẳng , các ô vuông vắn.

Ngoài thi công, cải tạo thiết kế chúng tôi còn cung cấp các loại ghế phòng họp cho văn phòng. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
0905666682