Kinh nghiệm của thi công đổ bê tông công trình xây dựng : Đổ bê tông móng, đổ khung cột dầm và tấm sàn, hào hố và bể chứa được đúc kết trong quá trình thi công và xây dựng nhiều công trình
Nội dung chính của thi công đổ bê tông :
Trước khi đổ bê tông cần tiến hành kiểm tra chu đáo về ván khuôn, giàn giáo, cốt thép và vật chôn ngầm, và tự rà soát sổ ghi chép về trình tự công tác. Đổ bê tông các móng thiết bị lớn còn phỉa kiểm tra tổng hợp chuyên ngành và tài liệu tổng hợp. Làm sạch bùn đất và dầu mỡ bám vào cốt thép, rác rưởi và tạp chất trong ván khuôn, đối với ván khuôn gỗ dùng nước làm trơn ướt. Những khe hở phải chèn kín, nước tích đọng trong hố móng phải thoát hết.Khi bê tông đổ nghiêng từ trên cao, độ cao rơi tự do không vượt quá 3m. Nếu vượt quá cần đặt phễu, ống nối máng nghiêng , ống trượt trên ván khuôn cột, tường cần để dành lỗ đổ bê tông thích đáng đề phòng ngừa phát sinh lớp và tách nước.
Tiến hành đổ liên tục để đảm bảo tính chỉnh thể hoàn hảo của kết cấu, nếu cần dừng thì thời gian ngừng không được vượt quá quy định. Sau khi đổ bê tông xong cần dùng máy đầm. Khi lượng đổ ít thiếu thiết bị có thể đầm thủ công
Đổ bê tông móng trong thi công công trình
Đổ bê tông móng giật cấp, cần đổ từng cấp 1 lần cho xong, mỗi bậc đổ góc biên trước, sau đổ ở giữa, khi thi công , cải tạo cần chú ý đề phòng nơi giao tiếp giữa lớp trên và lớp dưới xuất hiện hiện tượng trệch khớp và hang hốc. Biện pháp là chờ đầm xong bậc đầu tiên, trước khi đổ tiếp bậc thứ 2 cần men theo xung quanh đáy ván khuôn bậc thứ 2 làm thành độ dốc trong ngoài . Chờ cho bê tông sang bậc thứ 2, mới đem bê tông ở bậc thứ nhất san bằng, vỗ chặt. Hoặc sau khi đổ xong bậc thứ nhất , qua 1-1,5h lắng chìm chặt, rồi mới đổ bậc phía trên.
Đối với móng hình chén, cần chú ý cao đáy chén và vị trí miệng chén của ván khuôn, phòng ngừa cửa miệng ván trồi lên và nghiêng ngửa. Khi đổ trước tiên phải đầm chặt bê tông đáy miệng chén và hơi dừng đôi chút chờ cho lắng chìm chặt, rồi mới đổ đều đặn cân bằng xung quanh miệng chén. Đối với móng hình côn, cần chú ý đầm chặt bê tông tại sườn dốc. Sauk hi đầm chặt xong, lại dùng nhân công để tu chỉnh bề mặt sườn dốc, và vỗ bằng áp chặt.
Đối với cột, cần đảm bảo vị trí chuẩn xác cốt thép xuyên của cột, phòng ngừa chuyển vị hoặc bị nghiêng. Khi đổ trước tiên phủ đầy 1 lóp bê tông dày 5-10cm, đầm chặt, làm cho đầu cuối thường xuyên và mạng cốt thép được cơ bản cố định vị trí. Tiếp đó lại tiếp tục để đối xứng và phải tránh va chạm vào cốt thép. Đối với móng hình dải dài, nên đổ liên tục theo phân đoạn và lớp giữa các lớp phải ăn khớp nhau . Mỗi đoạn dài 2-3m làm cho từng đoạn, từng lớp xuất hiện thành hình thang để tiến. Cần chú ý làm cho bê tông ở các góc biên của ván khuôn đầy đủ bê tông , sau đó mới đổ ở giữa.
Đổ bê tông móng thiết bị trong thi công :
Móng thiết bị thường đổ liên tục theo phân đoạn, phân lớp hoặc phân lớp nghiêng, không để dành khe thi công, mỗi lớp dày 20-30 cm. Thứ tự từ dưới thấp, men theo chiều dài từ đầu nọ sang đầu kia, cũng có thể từ giữa sang 2 bênm đảm bảo đổ lên đều đặn theo toàn bộ chiều cao móng. Cũng có thể áp dụng theo sải bước theo phân lớp, độ dài tiến khoảng 1-1,5m. Khi đổ trước khi lớp bê tông dưới đông cứng sơ bộ mới đổ và đầm lớp bên trên, phải thoát nước kịp thời khi nước trên bề mặt tràn ra
Đổ bê tông diện tích lớn, khi độ cao rơi nghiêng quá 3m, cần phải tuân theo điều 3 quy định tại hạng mục 1 để xử lý , bố trí ống nối cần xem xét tốc độ đổ và năng lực san bằng , khoảng cách 2,5-3m, có thể theo hàng hoặc bố trí đan xen, sau khi ra liệu từ ống nối phải nhanh chóng san bằng và đầm chặt. Đối với bu lông chân móng, chừa lỗ bu lông đường ống chôn sẵn. Bê tông xung quanh cần đổ lên đều đặn, tránh va chạm phát sinh chuyển vị hoặc nghiêng.
Đối với móng thiết bị loại lớn, thường yêu cầu đổ liên tục 1 lần là xong, do thể tích lớn, nhiệt hủy hóa xi măng cao, nhiệt lượng tích tụ bên trong không dễ thoát . Nhiệt độ đỉnh cao tới 45-55 độ . Bề mặt tản nhiệt nhanh , khiến cho sản sinh tốc độ chênh nhiệt độ lớn ở trong và ngoài.
Đổ bê tông khung cột dầm và tấm sàn:
Khung bê tông nhà nhiều tầng, khi đổ cần căn cứ kết cấu từng tầng và mặt bằng kết cấu mà tác nghiệp kiểu lưu trình nước chảy theo phân tầng. phân đoạn, thông thường hướng ngang lấy khe co dãn làm phân đoạn, hướng đứng lấy tầng lầu làm phân tầng, mỗi tầng đổ cột trước sau đó đổ dầm và tấm sàn. Đổ cột, thường phải tiến hành sau khi hoàn thành lắp ván khuôn dầm cốt thép chưa buộc, để lợi cho ổn định ván khuôn cột và thao tác phía trên. Thứ tự đổ một hàng cột, thường tiến hành từ 2 đầu giữa vào, không nên tiến hành từ đầu nọ sang đầu kia để đề phòng sự hụt nước của ván khuôn làm trương nở mà sản sinh lực đẩy ngang, tích lũy thành biến dạng cong.
Cột, nền đổ 1 lần theo độ cao, nếu quá 3,5m thì áp dụng ống nối để ra liệu, hoặc tại mặt bên của cột phải mở lỗ làm cửa đổ bê tông, phân đoạn để đổ, mỗi đoạn cao <2m. Khi đổ cột của mỗi tầng, ở phần đáy cần trải một lớp bê tông giảm nửa đá, để đề phòng ở đáy sản sinh các hang ổ, bảo đảm chất lượng nối khe ở phần đáy.Dầm dạng sườn tấm cần đổ đồng thời . Trước tiên đổ dầm theo phân lớp tạo thành bậc hình thang mà tiến, khi đạt đến cột cao của đầy tấm sàn mới đổ cùng với tấm sàn, theo sự kéo dài liên tục của bậc thang, đổ tấm sàn cũng tiến không ngừng về phía trước. Khi độ cao dầm >1m có thể đổ dầm trước cho đến khi cách đáy sàn 2-3cm để dành khe thi công, rồi sau đó đổ sàn
Khi đồng thời đổ bê tông cột tường và dầm hoặc cột và móng, cần đổ cột tường móng xong trong 1-1,5h, khiến cho bê tông đạt được độ lún chắc sơ bộ, rồi mới đổ tiếp. Để đề phòng xuất hiện hiện tượng nứt nẻ tại khe co giãn, hoặc tại chân cột xuất hiện hiện tượng nứt vỡ chân cột. Khi đổ sàn mái không dầm , đổ cách mũ cột 5cm thì tạm dừng. Sau đó đổ mũi cột theo lớp, khi ra liệu nhằm tránh trung tâm mũ cột, chờ cho bê tông tiếp cận mặt đáy tấm sàn mới đổ tấm sàn cùng một lúc.
Khi đổ bê tông tại nơi tiếp xúc của cột, dầm và dầm chính, dầm phụ , do cốt thép tương đối dày, cần tăng cường đầm, để đảm bảo chắc chắn, khi cần thiết tại nơi tiếp xúc đó cần đổ bê tông đá nhỏ có cùng cấp cường độ rồi dùng máy đầm rung có cán hoặc dùng nhân công để đầm chặt
Đổ bê tông hào hố và bể chứa
Đối với hố , bể chứa với diện tích nhỏ, nông có thể đổ bê tông 1 lần cho tấm đáy và vách đứng, ván khuôn trong cần làm thành kiểu chỉnh thể và đặt chân chống, chân chống có độ cao bằng chiều dày của tấm đáy ở giữa đặt tấm ngang. Đối với hố, bể chứa có diện tích lớn lại sâu, thường tấm đáy và vách đứng được đổ riêng, khe thi công tấm đáy đặt trên vách đứng cách mặt tấm đáy là 30-50cm và tạo thành khe lồi hoặc chôn đai ngăn nước bằng thép tấm mỏng dày 2mm
Đối với hố , bể chứ sâu 3m khi đổ dùng xẻng để ra liệu, chờ cho bê tông ở tấm đáy đạt đến độ dày nhất định mới dùng xe đẩy tay để ra liệu, nhằm tránh cho cốt thép bị cong biến dạng, đối với tấm đáy có độ sâu >3m cần dùng ống nối hoặc máng để cấp liệu.Đổ vách đứng bên trong ván khuôn, ở độ cao thích hợp đặt cửa đổ bê tông hoặc đai đổ bê tông, đặt ống nối hoặc máng dẫn để đổ bê tông. Trình tự đổ bê tông với tấm đáy thường men theo chiều dài từ đầu nọ tiến về đầu kia. Khi diện tích tương đối lớn , có thể đổ thành nhiều hàng để đổ. Cũng có thể phân thành nhóm từ 2 đầu hợp long ở giữa. Vách đứng thường hình thành mạch vòng đổ theo phân lớp , căn cứ chiều dài chu vi của vách đứng mà dùng nhóm tuần hoàn đơn, hoặc tuần hoàn kép.
Qua bài viết này quý khách sẽ hiểu rõ cách đổ bê tông vào cột, dầm, móng đổ sao cho hợp lý với lượng bê tông có và phương pháp đổ như nào . Ngoài thi công các công trình lớn như nhà ở, GMT còn thiết kế văn phòng, thiết kế shop nhỏ trên toàn quốc . Qúy khách có nhu cầu xin liên hệ để được tư vấn chi tiết nhất
Ngoài thi công, cải tạo thiết kế chúng tôi còn cung cấp các loại ghế phòng họp cho văn phòng. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng